0964 781 755
11 Phan Bội Châu, P.2, Q.Bình Thạnh
BÁNH CANH CÁ LÓC BỘT GẠO O NỮ
11 Phan Bội Châu, P.2, Q.Bình Thạnh
BÁNH CANH CÁ LÓC BỘT GẠO O NỮ
phone icon 0964 781 755
6:00 AM - 9:00 PM

Củ nén miền Nam gọi là gì? Những ích lợi của củ nén đến sức khỏe

Với nhiều người dân miền Nam, củ nén vẫn khá lạ lẫm. Vì thế, O Nữ xin chia sẻ một số kiến thức về công dụng của củ nén để các bợn cùng biết nhé!

Củ nén miền Nam gọi là gì? Những ích lợi của củ nén đến sức khỏe
Với nhiều người dân miền Nam, củ nén vẫn khá lạ lẫm. Thực tế cho thấy, có nhiều bợn lần đầu đến quán bánh canh cá lóc O Nữ thường tỏ bỡ ngỡ khi được giới thiệu. Là một người tiêu dùng thông minh, chúng ta nên biết về các thành phần quan trọng có trong món ăn. Vì thế, hôm nay O Nữ xin được chia sẻ đến các bợn những kiến thức về củ nén - loại gia vị không thể thiếu của món bánh canh cá lóc miền Trung, cũng như những ích lợi từ loại gia vị đặc biệt này!

Củ nén miền Nam gọi là gì?

cu-nen-la-gi-va-nhung-ich-loi-cua-cu-nen-den-suc-khoe 1
Củ nén là loại gia vị đặc trưng của miền Trung.
 
Củ nén còn có tên gọi khác là hành tăm, tên khoa học là Allium odorum L. Nếu như người miền Nam thường sử dụng tỏi để phi thơm món ăn thì ở miền Trung được thay thế bằng củ nén. Có người còn nói “Món ăn chế biến theo kiểu miền Trung mà thiếu củ nén thì… vứt!”.
 
Sở dĩ củ nén là loại gia vị rất phổ biến ở miền Trung bởi loại củ này thích hợp để trồng ở vùng đất cát và khí hậu nóng khô, thường được trồng nhiều nhất ở các tỉnh từ Quảng Nam ra Quảng Trị, cũng nhờ đó mà đây trở thành một nét đặc trưng riêng của khu vực này. Nhìn những ruộng nén xanh mướt trên các đồi cát thì không thể “lẫn” vào đâu được.
 
cu-nen-la-gi-va-nhung-ich-loi-cua-cu-nen-den-suc-khoe 2
Ảnh chụp ruộng nén ở miền Trung.
 
Tuy cùng họ với các loại hành, tỏi nhưng nếu so ra thì củ nén có mùi thanh và cay hơn nhiều, lá nén tuy giống hành nhưng nhỏ và thơm hơn. Mặt khác, củ nén tuy dễ trồng nhưng lại rất khó bảo quản. Thông thường, người dân sau khi thu hoạch củ nén muốn bảo quản lâu thì phải cho nén vào chậu đất và đặt ở những nơi thoáng mát, tuyệt đối không gác lên cao (củ nén sẽ nhanh khô) và tránh xa nơi ẩm thấp (củ nén sẽ nhanh lên mầm).
 
Ít ai ngờ rằng củ nén còn là “khắc tinh” của nhiều loài rắn độc. Còn nhớ trước đây (năm 2014) có thời điểm rắn lục đuôi đỏ hoành hành khắp nhiều tỉnh miền Trung từ Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Quảng Nam đến Đà Nẵng, Phú Yên khiến nhiều người phải nhập viện, gây hoang mang cho người dân. Song, cũng nhờ việc trồng củ nén quanh nhà mà bà con có thể an tâm bởi nhờ mùi thơm nồng có thể lan xa đến 20-30m nên khiến rắn không đánh hơi được mà phải tránh xa.

Những ích lợi của củ nén đến sức khỏe

Nếu như trong ẩm thực, củ nén là loại gia vị có khả năng khử mùi tanh đặc trưng của: cá lóc, lươn,… và giúp món ăn có hương thơm đặc trưng (phổ biến nhất là món bánh canh cá lóc) thì trong Y học phương Đông, nén còn được xem là một loại thảo dược có công dụng giải cảm, trị ho, tiêu đờm, sát khuẩn, lợi tiểu,…
 
cu-nen-la-gi-va-nhung-ich-loi-cua-cu-nen-den-suc-khoe 3
Củ nén khi mới thu hoạch.
 
Theo các bác sĩ Đông Y, trong loại củ đặc biệt này có chứa các hợp chất quan trọng có tính kháng sinh, trợ tiêu hóa, giúp sát trùng đường hô hấp, ngăn cảm cúm và viêm họng,… bên cạnh đó còn có tác dụng chống lại các bệnh ung thư. Chính vì vậy, trong Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc trị bệnh với thành phần chính là củ nén.

Các bài thuốc dân gian từ củ nén

- Giải cảm: Lấy củ nén giã nát, hòa ít nước uống. Củ nén có vị nồng cay, kích thích toát mồ hôi độc tăng cường kháng sinh giúp giải cảm rất tốt. Hoặc dùng lá nén vò nát với gừng rồi cho vào túi lưới đánh gió bên ngoài cho người bệnh;
 
- Giúp làn da sáng mịn: Nhờ công dụng kháng viêm và các Vitamin (A, B, C) mà củ nén còn được phái đẹp xem như loại “thần dược” tự nhiên giúp bảo vệ và khôi phục làn da sau khi trị mụn. Thực hiện bằng cách giã nhuyễn 10 củ nén rồi trộn với mật ong, sau đó bôi hỗn hợp này lên vùng da bị mụn khoảng 15-20 phút sau và rửa sạch. Cứ thực hiện liên tục từ 2-3 lần mỗi tuần sẽ giúp bợn có làn da sáng mịn và không còn mụn nữa;
 
- Nghẹt mũi (xịt mũi) thở khó khăn: Lấy củ nén sắc lấy nước uống từ 2-3 lần mỗi ngày, sau vài ngày sẽ khỏi. Nếu bị chảy máu cam thì lấy củ nén (có rễ) mang nấu cháo rồi ăn nóng;
 
- Bí đái hoặc đái buốt, bụng trướng hơi: Nếu là người lớn thì lấy củ nén đập dập rồi xào nóng, đắp vào bàng quang. Nếu là trẻ nhỏ còn đang bú thì lấy củ nén đập dập rồi hòa với sữa mẹ, mang hấp cách thủy rồi cho con uống nóng;
 
- Chấn thương tụ máu: Cho củ nén vào nồi nước đun sôi, phần nước dùng để rửa và sát khuẩn vết thương, phần xác đập dập rồi đắp lên vết thương bên ngoài;
 
- Đau bụng do giun chui vào ống mật: Lấy củ nén giã nhuyễn, vắt lấy nước trộn với dầu vừng rồi uống. Nếu bị côn trùng chui vào tai thì lấy nước nén nhỏ vào tai, côn trùng sẽ tự động chui ra;
 
- Ngoài ra, củ nén còn có thể giúp: trị độc, lòi dom, chữa viêm khớp, trị hói đầu,…;

[Video] Cận cảnh quá trình thu hoạch củ nén

 
Đó là những kiến thức về củ nén. Còn với món bánh canh cá lóc của người Quảng Trị, củ nén là gia vị tuyệt đối không được thiếu. Có người còn nói “Nấu bánh canh cá lóc mà thiếu củ nén thì không còn gì là ngon nữa!”. Vậy nên, nếu chẳng may bợn đến ăn bất kỳ quán bánh canh cá lóc Quận Bình Thạnh nhưng không cảm nhận được hương thơm của nén thì có thể là bợn đang dùng phải hàng “fake” rồi đấy!.
 
 
Tags: củ nén là gì , củ nén miền Nam gọi là gì , công dụng của củ nén

# Bài mới

O Nữ là ai?
Đoan trang thùy mị, da ngâm chân ngắn, eo thon, cằm toẹt,... nhưng được cái thích nấu ăn và chăm chỉ như siêu nhân... là cái cô nổi danh xóm nhà lá Hải Lăng - Quảng Trị có biệt danh "thông tuệ uyên bác", có cái miệng dẻo quẹo ăn nói có duyên lúc nào cũng muốn chia sẻ với người khác nên ai ai cũng mến cũng yêu.
 
Có lần hội chị bạn đến dự tiệc tại nhà O Nữ, được ăn món bánh canh bột gạo do O Nữ làm thì ai ai cũng khen, có chị bảo "Nấu bánh canh ngon thế này mà không mở quán kinh doanh thì hơi phí!". O Nữ được cái tính thiệt thà và dễ tin, nên mạo muội mở quán Bánh canh cá lóc O Nữ, rất mong được các bạn ủng hộ.
 
Nếu thấy ngon, hãy ủng hộ O Nữ lâu dài nhé!