0964 781 755
11 Phan Bội Châu, P.2, Q.Bình Thạnh
BÁNH CANH CÁ LÓC BỘT GẠO O NỮ
11 Phan Bội Châu, P.2, Q.Bình Thạnh
BÁNH CANH CÁ LÓC BỘT GẠO O NỮ
phone icon 0964 781 755
6:00 AM - 9:00 PM

Mứt Tết năm nào cũng có, vậy mà mấy ai hiểu được ý nghĩa của chúng

Trong ngày Tết cổ truyền, mứt Tết được dùng để thếch đãi khi khách đến chơi nhà. Vì thế, cứ mỗi độ Tết đến xuân về là các loại mứt lại thi nhau được bày lên kệ trong các phiên chợ Tết. Với nhiều chủng loại, đủ màu sắc và hương vị, mứt Tết luôn hấp dẫn người tiêu dùng. Vậy mà, mứt Tết năm nào cũng có những có mấy ai hiểu được ý nghĩa của chúng.

Mứt Tết năm nào cũng có, vậy mà mấy ai hiểu được ý nghĩa của chúng
Mặc dù các loại mứt Tết đều thể hiện chung cho sự may mắn, hạnh phúc, ngọt ngào để đón chào năm mới thịnh vượng. Song, mỗi loại mứt khác nhau cũng mang cho mình một ý nghĩa riêng biệt. Hãy cùng O Nữ khám phá ngay sau đây nhé!

Mứt dừa tượng trưng cho hình ảnh “Gia đình sum vầy, hạnh phúc”

mut-tet-nam-nao-cung-co-vay-ma-may-ai-hieu-duoc-y-nghia-cua-chung 2
 
Từ những miếng cơm dừa được phơi khô và chế biến thành món mứt dừa thơm ngon, ngọt bùi và không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Khi nhìn thấy mứt dừa, người ta sẽ liên tưởng ngay đến ngày Tết và khi cho vào miệng, vị ngọt thơm lừng tái hiện hình ảnh gia đình đang quây quần và hạnh phúc bên nhau, có chút gì đó thân quen của hương vị xuân. Đó là lý do vì sao mứt dừa luôn xuất hiện trong khay mứt ngày Tết.

“Cầu chúc cuộc sống ấm no, hạnh phúc” với mứt gừng

mut-tet-nam-nao-cung-co-vay-ma-may-ai-hieu-duoc-y-nghia-cua-chung 3
 
Mứt gừng được ưa thích không chỉ bởi hương vị thơm ngon, bên cạnh vị ngọt mứt gừng còn xen lẫn vị nồng ấm. Chính vì thế, loại mứt này mang ý nghĩa cầu chúc cho cuộc sống được ấm no, hạnh phúc trong năm mới. Bên cạnh đó, mứt gừng lại còn rất tốt cho sức khỏe, vị nồng của gừng có tác dụng kích thích tiêu hóa, giải độc, chống buồn nôn, đau bụng,… và các triệu chứng phổ biến trong ngày Tết do ăn uống không điều độ.

Mứt bí mang ý nghĩa “Cầu mong sức khỏe tốt, mang đến sự phát triển”

mut-tet-nam-nao-cung-co-vay-ma-may-ai-hieu-duoc-y-nghia-cua-chung 4
 
Theo tín ngưỡng dân gian, tên gọi của loại mứt này vốn không mang đến sự tốt lành bởi “bí” đồng nghĩa với làm việc không được suông sẻ. Tuy nhiên, mứt bí lại có một ý nghĩa tốt đẹp hơn, đó là cầu chúc sức khỏe tốt và mọi việc phát triển trong năm mới. Không chỉ là loại mứt thơm ngon, giòn tan,… mứt bí còn là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu độc rất tốt trong những ngày Tết.

“Mang mọi sự bình an, thịnh vượng và may mắn” với mứt hạnh

mut-tet-nam-nao-cung-co-vay-ma-may-ai-hieu-duoc-y-nghia-cua-chung 5
 
Hạnh là một tên gọi khác của trái tắc. Vì ngày Tết, nhiều người thường kiêng gọi “tắc” bởi gắn với nhiều điều không tốt, thay vào đó tên gọi phổ biến hơn là mứt hạnh. Những miếng mứt hạnh vàng óng vừa thơm ngon lại mang đến ý nghĩa cầu chúc mọi sự bình an, thịnh vượng và may mắn. Mứt hạnh có vị chua dịu, ngọt sắc xen chút vị cay the the tạo cảm giác nồng ấm giữa tiết trời xuân se lạnh. Trong dân gian, mứt hạnh còn được xem là loại thực phẩm giúp chữa ho, kích thích tiêu hóa và giúp ăn ngon miệng. Ngoài ra, còn rất nhiều công dụng chữa bệnh kì diệu của trái hạnh khác nữa.

Mứt hạt sen mang ý nghĩa “Năm mới sum họp, con cháu đầy nhà”

mut-tet-nam-nao-cung-co-vay-ma-may-ai-hieu-duoc-y-nghia-cua-chung 6
 
Hạt sen là nguyên liệu để làm ra những món ăn ngon, trong đó có món mứt trứ danh. Mứt hạt sen có vị thanh mát, bùi bùi giúp người ăn có cảm giác thích thú. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của mứt hạt sen trên khay mứt ngày Tết còn mang ý nghĩa năm mới sum họp, con cháu đầy nhà.
 
Đó là 5 loại mứt phổ biến trong ngày Tết cổ truyền, qua bài viết này bạn đã biết được ý nghĩa của từng loại đúng không nào! Ngoài ra, còn rất nhiều loại mứt Tết khác nữa, bạn có thể chia sẻ ý nghĩa của chúng ngay bên dưới bài viết này nhé!
 
Theo: O Nữ t/h.
 
 
Tags: ý nghĩa của các loại mứt Tết

# Bài mới

O Nữ là ai?
Đoan trang thùy mị, da ngâm chân ngắn, eo thon, cằm toẹt,... nhưng được cái thích nấu ăn và chăm chỉ như siêu nhân... là cái cô nổi danh xóm nhà lá Hải Lăng - Quảng Trị có biệt danh "thông tuệ uyên bác", có cái miệng dẻo quẹo ăn nói có duyên lúc nào cũng muốn chia sẻ với người khác nên ai ai cũng mến cũng yêu.
 
Có lần hội chị bạn đến dự tiệc tại nhà O Nữ, được ăn món bánh canh bột gạo do O Nữ làm thì ai ai cũng khen, có chị bảo "Nấu bánh canh ngon thế này mà không mở quán kinh doanh thì hơi phí!". O Nữ được cái tính thiệt thà và dễ tin, nên mạo muội mở quán Bánh canh cá lóc O Nữ, rất mong được các bạn ủng hộ.
 
Nếu thấy ngon, hãy ủng hộ O Nữ lâu dài nhé!